Tiêu chảy ở người nhiễm HIV – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Tiêu chảy là căn bệnh khá phổ biến. Nó có thể tự khỏi nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị HIV, tiêu chảy kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình suy giảm hệ miễn dịch. Làm cho sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng trầm trọng. Do đó mà nếu không được chữa trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiêu chảy.
Nguyên nhân dẫn đến bị tiêu chảy ở người nhiễm HIV
Tiêu chảy cũng là một triệu chứng điển hình của HIV. Khi cơ thể bị nhiễm virus hay vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây tiêu chảy qua đường ăn uống. Hoặc người bệnh tiếp xúc với phân nhiễm khuẩn của người mắc HIV thì sẽ dễ bị mắc phải tiêu chảy.
Tiêu chảy cũng là một triệu chứng điển hình của HIV
Ngoài ra tiêu chảy ở người nhiễm HIV là triệu chứng ban đầu của HIV. Tròng vòng 2 tháng kể từ khi lây nhiễm HIV, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như cúm. Những triệu chứng này sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí là vài tháng.
Còn một nguyên nhân dẫn đến người bệnh bị tiêu chảy chính là tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh sử dụng trong quá trình dùng thuốc điều trị HIV. Các loại thuốc kháng sinh HIV hiện nay, đều có khả năng gây tiêu chảy, đặc biệt là nhóm thuốc Lopinavir (hay fosamprenavir) có tỷ lệ cao nhất. Một số loại thuốc như ARV, PrEP,… thường khiến người bệnh bị buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, khó chịu,…
Khi người bệnh HIV phát hiện bị tiêu chảy kéo dài trong quá trình sử dụng thuốc, thì cách tốt nhất là liên hệ trực tiếp với bác sĩ điều trị để nhận được tư vấn khắc phục sớm nhất.
Các triệu chứng của tiêu chảy HIV
Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy đối với người nhiễm HIV sẽ không khác với bệnh tiêu chảy ở những người bình thường là mấy. Tuy nhiên, triệu chứng tiêu chảy có thể kéo dài hơn với tiêu chảy bình thường.
Bên cạnh đó, với những bệnh nhân HIV bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn sẽ có các triệu chứng như: sốt, đau bụng, phân có nhầy máu,… Hoặc người bệnh có thể bị đại tiện nhiều lần, không bị sốt, hoặc không có triệu chứng nhiễm trùng kèm theo.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh đó là:
- Tiêu chảy không rõ ràng, có thể đi phân lỏng từ 1-2 lần/ ngày. Hoặc có khi là 3 ngày mới có triệu chứng đi ngoài phân lỏng.
- Người bệnh có thể bị đau bụng, có thể phân lẫn chút máu. Những triệu chứng này sẽ xảy ra ở từng giai đoạn khác nhau và tần suất bị cũng khác nhau.
- Ngoài ra, bệnh nhân bị tiêu chảy cũng có các triệu chứng khác như: sốt, đau khớp, có nhiều mồ hôi vào ban đêm. Bị viêm họng hoặc bị phát ban. Những triệu chứng này sẽ kéo dài hàng tuần. Nó sẽ khiến người bị HIV bị suy giảm miễn dịch nhanh hơn rất nhiều, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cơ hội.
Ở giai đoạn sau của HIV, người bệnh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc do nhiễm trùng cơ hội. Khiến cho triệu chứng tiêu chảy kéo dài, có thể diễn ra mỗi ngày vài lần hoặc kéo dài hàng tháng khiến người bệnh bị suy kiệt nặng nề. Vì thế, nếu phát hiện bị tiêu chảy ở người nhiễm HIV thì cần có những phương pháp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Phương pháp điều trị tiêu chảy ở người nhiễm HIV
Đầu tiên, người bệnh cần xác định xem cơ thể có bị mất nước và mất điện giải hay không qua những biểu hiện sau:
- Cơ thể mệt mỏi, khát nước.
- Da bị nhăn nheo lâu sau khi bị véo vào da (đây là dấu hiệu casper), môi bị khô, se, mặt cũng hốc hác.
Uống Oresol để bù nước và khoáng cho cơ thể khi bị tiêu chảy nặng
- Trẻ bị HIV nếu bị tiêu chảy thì thóp sẽ lõm xuống, trẻ quấy khóc. Nếu trẻ đang bú mà đi ngoài nhiều hơn từ 2-4 lần/ ngày thì trẻ đang bị tiêu chảy.
- Sụt cân nhanh chóng. Cơ thể nhiễm HIV bị tiêu chảy có thể mất từ 5 – 10% trọng lượng của cơ thể.
- Mạch đập nhanh, có thể bị tụt huyết áp.
Tiêu chảy ở người nhiễm HIV là bệnh lý rất nguy hiểm và nghiêm trọng, điều trị đúng cách và hợp lý sẽ cứu sống rất nhiều người HIV. Những người bị mất nước và điện giải thì cần phải bù điện giải ngay. Người bệnh uống Oresol pha với 1 lít nước nguội. Cần pha đúng tỷ lệ để không làm giảm tác dụng thuốc. Khuấy kỹ để dung dịch có thể tan hết trong nước, có thể uống thay nước từ 1-3 gói/ ngày.
Người điều trị HIV hay điều trị tiêu chảy tuyệt đối không ăn kiêng. Cần phải ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bảo vệ sức khỏe và chống sụt cân. Nên bổ sung đủ dinh dưỡng như hỗn hợp gạo và đạo hoặc hỗn hợp từ gạo, thịt hoặc cá. Người tiêu chảy ở người nhiễm HIV cần bổ sung thêm cả dầu ăn vào thức ăn để tăng năng lượng cho người bệnh. Đặc biệt là các đồ ăn như sữa, chuối, trứng giàu protein, tốt cho sức khỏe.
Trường hợp bị tiêu chảy HIV cần đến bệnh viện ngay
Người nhà bệnh nhân bị tiêu chảy cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện khi:
- Người bệnh có dấu hiệu cảm thấy rất khát
- Cơ thể bị kích thích vật vã, tình trạng bị sốt nhiều, hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.
- Không thể ăn uống bình thường.
Nếu trình trạng tiêu chảy diễn ra quá nặng, cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm
- Tình trạng sức khỏe bị giảm sút rất nhiều.
- Bị đi ngoài trên 10 lần/ ngày
- Khi đi ngoài trong phân có lẫn cả máu.
- Tiêu chảy kéo dài không thuyên giảm.
- Kèm theo triệu chứng nôn mửa nhiều lần.
Nếu gặp các biểu hiện này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu bạn đang ở khu vực Đà Nẵng, miền Trung và Tây Nguyên có thể lựa chọn đến Phòng khám đa khoa Quốc tế Đà Nẵng. Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao. Cơ sở vật chất sạch sẽ, khang trang, mới mẻ, có khu khám và điều trị HIV riêng, luôn được khử trùng. Nhân viên y tế cũng rất tận tâm, tư vấn hướng dẫn kỹ càng cho người bệnh.
Sau khi được thăm khám, xác định chính xác số lượng tế bào CD4, tính chất tiêu chảy. Các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Đà Nẵng sẽ lên phác đồ điều trị tình trạng tiêu chảy nhanh chóng, kịp thời. Ngăn chặn những biến chứng nặng có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh tiêu chảy HIV
Để phòng tránh được tình trạng tiêu chảy ở người nhiễm HIV, người bệnh cần thay đổi và giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống. Người bị HIV cần ăn chín, uống sôi, đồ ăn rửa sạch, chế biến đúng quy cách, không ăn đồ ăn sống hay tái hoặc đã để lâu. Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ, trước khi ăn hoặc sau khi tắm rửa cho người ốm.
Ngoài ra, quần áo của những người nhiễm bệnh cũng cần giặt riêng, giặt sạch dưới vòi nước bằng nhiều lần. Sử dụng xà phòng có độ tẩy tốt, phơi đồ riêng và nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp và mạnh nhất. Tẩy trùng, khử khuẩn nhà vệ sinh ngay sau khi sử dụng.
Người bệnh cần nâng cao sức khỏe của mình bằng cách bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục. Nó sẽ ngăn chặn được nguy cơ suy giảm của hệ miễn dịch, giảm được cả nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.
Không chỉ điều trị HIV, những người mắc HIV cần phải chú ý để bảo vệ được cho sức khỏe mình. Người nhiễm HIV cần phải được vệ sinh sạch sẽ, uống nước đun sôi, ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh. Đây là cách phòng bệnh tốt nhất và tránh lây nhiễm cho người thân xung quanh.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về tiêu chảy ở người nhiễm HIV và cách điều trị bệnh sao cho đúng cách và hợp lý. Để đặt lịch khám trực tuyến tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp hết hotline/zalo: 0379.913.598 để nhận tư vấn nhanh nhất. Hoặc đến thăm khám trực tiếp tại địa chỉ: 180 Trần Phú, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0379.913.598.
Nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tiếp] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Phòng khám mở cửa từ 07:30 – 20:00 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ.
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất