Thời kỳ cửa sổ xét nghiệm HIV: Những điều bạn cần biết
Khi thực hiện xét nghiệm trong thời kỳ cửa sổ thường dễ gây ra tình trạng âm tính giả. Điều này làm cho người bệnh hiểu nhầm rằng mình không bị nhiễm bệnh, dẫn đến tình trạng chủ quan, không chữa trị kịp thời và sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về giai đoạn cửa sổ là gì và những điều cần lưu ý của giai đoạn này.
Thời kỳ cửa sổ là gì?
Thời kỳ cửa sổ là giai đoạn từ khi người bệnh bị virus HIV xâm nhập vào cơ thể cho đến khi người bệnh tạo ra một lượng kháng thể đủ lớn để thực hiện xét nghiệm HIV.
Ở giai đoạn này, việc xét nghiệm HIV có khả năng âm tính giả, mặc dù vẫn có sự tồn tại của virus trong cơ thể người bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là lượng kháng thể là chưa đủ lớn để có thể phản ứng lại với các xét nghiệm HIV.
Liên hệ ngay để được tư vấn TẠI ĐÂY
Bệnh nhân ở giai đoạn này tuy xét nghiệm âm tính với HIV những vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, các chuyên gia của Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng khuyến nghị người bệnh khi ở trong giai đoạn này cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Thực hiện xét nghiệm lại sau vài tháng để có kết quả chính xác nhất.
Giai đoạn cửa sổ kéo dài trong bao lâu?
Giai đoạn cửa sổ kéo dài bao còn phụ thuộc vào sức khỏe từng người và từng loại xét nghiệm khác nhau. Hiện nay, hầu hết các phương pháp xét nghiệm HIV đều dựa trên cơ chế phát hiện kháng thể. Vì vậy, để có thể có kết quả xét nghiệm chính xác, cơ thể cần có đủ thời gian thể sản sinh ra lượng kháng thể cần thiết. Thông thường, thời gian để thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng thể sớm nhất là khoảng 9 – 90 ngày.
Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành y tế và sự ra đời của các phương pháp xét nghiệm ADN/ ARN tiên tiến, giúp thời kỳ cửa sổ ngày càng rút ngắn xuống khoảng 7 – 33 ngày. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc phát hiện và điều trị HIV ở trẻ sơ sinh.
Lưu ý: Hiện nay, chưa có phương pháp xét nghiệm nào có thể phát hiện HIV ngay lập tức sau khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Giai đoạn cửa sổ HIV có những triệu chứng và dấu hiệu gì?
Ở thời kỳ cửa sổ người bệnh thường có những triệu giống như bị cảm cúm thông thường. Phổ biến là tình trạng:
Ngoài ra, ở một số ít người nhiễm bệnh khác, sẽ có những triệu chứng như: sụt cân, buồn nôn, tưa miệng,… Những biểu hiện như trên thường xuất hiện sau khoảng 28 ngày, sớm nhất là một tuần. Tuy nhiên, những triệu chứng này không phải ai cũng gặp phải. Trong nhiều trường hợp, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng gì trong giai đoạn này.
Ý nghĩa của việc xét nghiệm HIV từ sớm?
Việc xét nghiệm HIV từ sớm, từ thời kỳ cửa sổ có ý nghĩa rất lớn trong điều trị và phòng tránh lây nhiễm HIV. Việc này giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhân bảo toàn hệ miễn dịch, tránh được những biến chứng nguy hiểm và giúp duy trì chất lượng cuộc sống.
Đặt lịch khám với bác sĩ TẠI ĐÂY. Bảo mật thông tin 100%
Bên cạnh đó, thông qua việc phát hiện HIV từ sớm, bệnh nhân có thể chủ động giúp người thân và bạn tình sớm của mình sớm có những biện pháp kiểm tra, phòng ngừa phù hợp.
Vậy, khi nào người bệnh nên đi thăm khám và xét nghiệm HIV?
Khi người bệnh có tiếp xúc trực tiếp với máu, mủ, dịch nhầy của người nhiễm bệnh HIV thông qua các con đường như:
- Quan hệ tình dục không an toàn, không có bao cao su với người dương tính với HIV.
- Tiếp xúc gián tiếp với các chất nhầy này qua các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng,..
- Sử dụng chung kim tiêm, kim truyền máu với người nhiễm HIV.
- Ngoài ra, HIV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Khi thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV thông qua các con đường này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
Các phương pháp xét nghiệm HIV
Hiện nay có 4 phương pháp xét nghiệm HIV phổ biến là:[Tôi muốn trao đổi với bác sĩ]
► Xét nghiệm kháng thể HIV (Antibody test/Ab test): Đây là phương pháp này phổ biến và đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Phương pháp này sử dụng mẫu bệnh phẩm là máu để xác định sự tồn tại kháng thể HIV trong cơ thể. Tuy nhiên, vì có độ nhạy cao nên Ab test có khả năng xảy ra tình trạng dương tính giả.
► Xét nghiệm kháng nguyên HIV (Antigen test/Ag test): Tương tự như Ab test, phương pháp này cũng sử dụng máu của bệnh nhân nhằm xác định các kháng nguyên gây bệnh. Phương pháp Ag test có độ chính xác cao hơn Ab test. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm là không phát hiện được virus sau một thời gian dài nhiễm bệnh (4 – 6 tuần)
► Xét nghiệm phát hiện đồng thời kháng nguyên và kháng thể HIV (Combo test): Phương pháp này xác định cả kháng thể và kháng nguyên HIV trong máu. So với hai phương pháp trên, combo test có phần chính xác hơn, có thể phát hiện HIV sớm hơn.
► Xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction): Phương pháp này được xem là bước ngoặt quan trọng của việc rút ngắn thời kỳ cửa sổ. Xét nghiệm PCR được thực hiện bằng cách nhân bản DNA trong mẫu bệnh phẩm. Từ đó xác định tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.
Tùy vào tình trạng, nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ lâm sàng sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm an toàn và phù hợp nhất.
Địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm HIV tại một địa chỉ uy tín, chất lượng. Bạn có thể lựa chọn Phòng khám đa khoa Quốc tế Đà Nẵng. Đây là một bệnh viện được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm như:
Phương pháp xét nghiệm HIV tiên tiến, hiện đại: Bệnh viện đang thực hiện phương pháp xét nghiệm HIV hiện đại và tân tiến. Bên cạnh đó, trung tâm xét nghiệm của bệnh viện cũng được đầu tư, xây dựng và thiết kế đúng chuẩn quốc tế. Được trang bị các thiết bị hiện đại tân tiến nhất nhằm phục vụ quá trình thực hiện xét nghiệm.
[Tôi muốn đặt lịch khám với bác sĩ Dung]
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm: Các bác sĩ tại bệnh viện đều là những chuyên gia hàng đầu trong việc xét nghiệm và điều trị HIV. Với nhiều năm kinh nghiệm, các bác sĩ luôn luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn các vấn đề liên quan đề thời kỳ cửa sổ và HIV.
Quy trình xét nghiệm HIV đúng quy chuẩn của Sở Y tế: Quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện được thực hiện theo 4 bước như sau:
Bước 1: Khám tổng quát lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa.
Bước 2: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm.
Bước 3: Thực hiện xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán.
Bước 4: Nhận kết quả sau tư vấn và xét nghiệm.
Thông tin được bảo mật tuyệt đối: Khi thực hiện xét nghiệm HIV ở Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, bệnh nhân có thể yên tâm tuyệt đối bởi chính sách bảo mật thông tin cá nhân của bệnh viện. Đảm bảo chỉ sử dụng các thông tin của bệnh nhân để theo dõi và dự đoán tình trạng bệnh
Chi phí thăm khám và điều trị hợp lý: Chi phí xét nghiệm HIV của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Đà Nẵng hợp lý, được công khai minh bạch, rõ ràng. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ đem lại cho bạn những kiến thức thú vị về thời kỳ cửa sổ của HIV. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết cho việc xét nghiệm và điều trị HIV sao cho hiệu quả nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến thời kỳ cửa sổ nói riêng và các vấn đề liên quan đến HIV nói chung, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 0379 913 598 hoặc chọn TƯ VẤN TRỰC TIẾP để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đón đọc!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0379.913.598.
Nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tiếp] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Phòng khám mở cửa từ 07:30 – 20:00 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ.
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất