HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO PHỤ NỮ RỐI LOẠN TIỀN MÃN KINH
Tiền mãn kinh (TMK) là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, là giai đoạn giữa thời kỳ độ tuổi sinh sản và thời kỳ mãn kinh. Thời kỳ này thường đến trong khoảng 45 đến 55 tuổi.
Tiền mãn kinh là giai đoạn bất ổn về sức khỏe, tâm sinh lý và đời sống tình dục của phụ nữ. Các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, rụng tóc, tóc bạc sớm, đau nhức xương khớp, khô rát âm đạo… gây rất nhiều khó chịu cho người phụ nữ. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em thì cần phải can thiệp điều trị
[Tôi muốn trao đổi với bác sĩ]
Nguyên nhân dẫn đến sự rối loạn này là do suy giảm hoạt động của Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng, dẫn đến sụt giảm mất cân bằng nội tiết quan trọng của nữ là Estrogen và Progesterone.
Dấu hiệu nhận biết sớm sự suy giảm nội tiết nữ gây rối loạn tiền mãn kinh là gì?
Về vận mạch:
- Bốc hỏa: Đột ngột nóng bỏng cơ thể hay từng vùng
- Đau nhức đầu
- Đổ mồ hôi ban đêm, có khi tỉnh giấc giữa đêm
- Khó ngủ
Về rối loạn niệu dục:
Do suy giảm Estrogen nên cơ thể phụ nữ giảm tiết dịch âm đạo, giảm tưới máu nuôi dưỡng âm – đạo bàng quang, kèm theo sự thay đổi môi trường sinh học âm đạo nên gây khô âm đạo, đau rát khi giao hợp, khiến nhiều phụ nữ hết hứng thú tình dục, thậm chí sợ quan hệ.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh còn có thể gây viêm teo âm đạo do rối loạn vi khuẩn, sụt giảm nội tiết. Són tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt có thể xảy ra.
Rối loạn tiền mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ?
Rối loạn tiền mãn kinh là sự xuất hiện các triệu chứng khó chịu do suy giảm hormone estrogen. Thời gian này thường kéo dài từ 4 đến 8 năm, bắt đầu từ khi nồng độ hormone sinh dục nữ (estrogen) có sự suy giảm dần. Những tác động của rối loạn tiền mãn kinh đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ là một vấn đề được quan tâm rộng rãi hiện nay. Một số vấn đề chị em phụ có thể phải đối mặt khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh như:
[Tôi muốn trao đổi với bác sĩ]
- Tăng nguy cơ bệnh loãng xương, làm xương yếu, dễ gãy
- Dễ tăng cân, ứ mỡ bụng mỡ đùi
- Da khô, chảy xệ
- Tóc khô dễ rụng
- Kinh nguyệt thưa dần, không đều
- Trầm cảm, tâm lý thay đổi, dễ nổi nóng cáu gắt
Ai có nguy cơ mãn kinh sớm (Trước 40 tuổi)
Rối loạn tiền mãn kinh là vấn đề sinh lý theo quy luật tự nhiên xảy ra đối với phụ nữ khi chị em bước vào độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị mãn kinh sớm (trước tuổi 40). Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các chị em.
Một số phụ nữ có thể mãn kinh sớm :
[Tôi chưa có thời gian đi khám – Tôi muốn tư vấn online trước]
- Yếu tố gia đình: Có mẹ, hoặc chị gái mãn kinh sớm
- Suy buồng trứng sớm
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sớm hoặc đôi khi có phẫu thuật về tử cung, buồng trứng,…
- Xạ trị, hóa chất ung thư
- Mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, miễn dịch
- Hút thuốc lá nhiều năm
Phụ nữ cần làm gì trong thời kỹ mãn kinh?
Để tiếp tục tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh vui tươi trong suốt thời kỳ mãn kinh, các chị em cần duy trì chế độ ăn cân bằng, bổ dưỡng, duy trì môn tập thể dục nhẹ nhàng, đi khám sức khỏe thường xuyên định kỳ.
➔ Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol, đường và muối.
➔ Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
[Tôi muốn được tư vấn về chi phí]
➔ Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh. Do đó, chị em có thể thư giãn tinh thần bằng các bài tập yoga, thiền định, hoặc nghe nhạc, đọc sách, tham gia các câu lạc bộ dành cho phụ nữ tuổi trung niên.
➔ Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bao gồm cả rối loạn tiền mãn kinh. Chị em cần duy trì cân nặng hợp lý bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học, tập luyện đều đặn.
➔ Thăm khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn và hướng dẫn khoa học về cách chăm sóc sức khỏe, kéo dài tuổi xuân, chống lại các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh hiệu quả.
Chị em nên gặp bác sĩ để được tham vấn trực tiếp, được hướng sử dụng loại thuốc phù nhất.
Phụ nữ nên bổ sung chất gì và dùng thuốc gì khi bị rối loạn tiền mãn kinh?
► Sụt giảm nội tiết tố Estrogen gây ra trình trạng loãng xương do mất canxi nên chị em cần bổ sung canxi và Vitamin D từ 1000 đến 1200mg mỗi ngày (Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ).
► Để giảm thiểu các triệu chứng rối loạn vận mạch như bốc hỏa, nhức đầu, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi ban đêm…) có thể dùng thuốc chống trầm cảm.
Tuy nhiên để cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh cho phụ nữ thì biện pháp quan trọng nhất phải cần đến là liệu pháp bổ sung nội tiết tố. Khi triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của chị em trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết tố nữ hay còn gọi là giải pháp thay thế hormone.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) hay còn gọi là liệu pháp hormone mãn kinh (MHT) được sử dụng để điều trị các triệu chứng xảy ra đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh, bao gồm: Teo, khô âm đạo, bốc hỏa, loãng xương, rối loạn giấc ngủ.
Một số loại thuốc hormon thay thế để điều trị các triệu chứng mãn kinh cho phụ nữ là Estrogen toàn thân hay tại chỗ, dùng Estrogen đơn độc hay có kèm với Progesterone giúp bổ sung Estrogen làm giảm triệu chứng vận mạch của cơ thể, đẩy lùi lão hóa và giảm thiểu các triệu chứng teo khô âm đạo. Đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế và giảm tỷ lệ gãy xương hiệu quả. Liều lượng khởi đầu nhiều hay ít, dùng như thế nào (uống, bôi hay đặt), kéo dài bao lâu, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của mỗi người để kê đơn và có những chỉ định cụ thể.
Ngoài ra, việc bổ sung Estrogen kịp thời còn có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng cường ham muốn, tăng trí nhớ, tăng tưới máu não và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
► Thực phẩm bổ sung: Có nguồn gốc từ Thực vật, có đặc tính giống Estrogen, cũng làm giảm một phần cơn bốc hỏa, ngăn ngừa loãng xương, tăng cường sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa lão hóa da, giảm các vết nám, sạm da, giảm mỡ vùng bụng, vùng đùi giúp chị em giúp chị em giữ vóc cang cân đối trẻ trung, kích thích ham muốn tình dục, giúp chị em sống lạc quan, vui tươi hơn.
Việc lựa chọn loại thuốc gì, thực phẩm gì do tùy từng cơ thể của từng phụ nữ. Một số chị em không nên sử dụng thuốc nội tiết như:
- Phụ nữ có tiền sử bệnh ung thư vú hay nội mạc tử cung.
- Có tiền sử tắc mạch, huyết khối, thiếu máu cục bộ …
- Bệnh lý về gan.
Vậy nếu các chị em từ tuổi 40 đến 45 trở đi, có dấu hiệu tiền mãn kinh sớm, hãy đến với phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng (180 Trần Phú, Hải Châu, Đà Nẵng) để được bác sĩ Chuyên khoa Sản phụ khoa thăm khám, tư vấn, hướng dẫn chọn lựa phương cách phù hợp nhất với tình trạng cơ thể và sức khỏe của mình.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0379.913.598.
Nhấp chuột chọn [Tư Vấn Trực Tiếp] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Phòng khám mở cửa từ 07:30 – 20:00 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ.
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất